Tìm hiểu những nguyên nhân gây ngứa da không gây phát ban

Ngứa da là tình trạng phổ biến khiến bạn muốn tự gãi để giảm bớt cảm giác ngứa. Nhiều trường hợp ngứa da tự khỏi mà không cần điều trị. Nguyên nhân gây ngứa da phần lớn là do kích ứng. Đối với loại ngứa này bạn có thể nhận thấy phát ban, vết sưng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngứa da có thể xảy ra mà không có dấu hiệu rõ ràng. Các nguyên nhân gây ngứa da mà không bị kích ứng rõ ràng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh lý

Dưới đây là 11 nguyên nhân có thể gây ngứa da mà không bị phát ban.

1. Da khô

Da khô là nguyên nhân phổ biến gây ngứa da mà không bị phát ban. Trong hầu hết các trường hợp ngứa da do da khô là nhẹ. Nguyên nhân có thể xuất phát từ các điều kiện môi trường như độ ẩm thấp và điều kiện thời tiết, tắm nước nóng hoặc tuổi già.Trong những trường hợp này, ngứa da có thể được điều trị và phòng ngừa bằng cách sử dụng thường xuyên kem dưỡng ẩm và máy tạo độ ẩm trong phòng. Ngoài ra, tránh sử dụng xà phòng hoặc sữa rửa mặt có tính tẩy rửa mạnh. Nguyên nhân của các trường hợp da khô nghiêm trọng hơn thường là do di truyền và phải được điều trị bởi bác sĩ da liễu.

2. Ngứa da do dùng thuốc

Nhiều loại thuốc có thể gây ngứa mà không kèm theo phát ban. Điều trị ngứa thường bao gồm dùng liều điều trị thấp hơn hoặc ngừng sử dụng thuốc và thay thế bằng thuốc khác. Một số thuốc như nhóm thuốc statin giảm cholesterol máu gây ngứa mặt và cổ họng, thuốc hạ huyết áp (Amlodipin), thuốc chống sốt rét,…

3. Rối loạn tuyến giáp

Bị rối loạn tuyến giáp có thể gây ngứa mà không bị phát ban. Điều này là do các tế bào cơ thể bao gồm cả các tế bào tạo nên da ngừng hoạt động đúng cách dẫn đến da trở nên khô, bong tróc gây ngứa. Đối với hầu hết mọi người, dùng thuốc kháng histamine cùng với điều trị các vấn đề về tuyến giáp có thể giúp giảm ngứa.

4. Bệnh thận

Thận hoạt động như bộ lọc cho máu loại bỏ chất cặn bã và nước để sản xuất nước tiểu. Nếu bệnh thận không được điều trị thì da ngứa mà không bị phát ban là hiện tượng phổ biến. Điều này xảy ra vì bệnh thận có thể gây ra: da khô,, trao đổi chất kém, tích tụ độc tố trong máu….

5. Bệnh gan

Gan cũng là cơ quan rất thiết yếu và quan trọng để lọc và loại bỏ chất có hại cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương có thể gây ứ mật, tắc mật. Điều này có thể dẫn đến hội chứng vàng da: nước tiểu đậm, mắt vàng, phân nhạt màu và ngứa da. Ngứa ít gặp ở những người mắc bệnh gan do rượu và hay xảy ra ở những người mắc bệnh gan tự miễn hoặc viêm gan. Bệnh ngứa do gan nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy giảm chức năng gan mạn tính thậm chí xơ gan. Vì thế, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tìm kiếm nguyên nhân và tư vấn điều trị kịp thời. Bệnh ngứa do gan cần được điều trị bằng cách giải độc cho gan và hỗ trợ cải thiện chức năng thanh thải các chất độc của gan

6. Các vấn đề về tụy

Tuyến tụy là một phần quan trọng của hệ thống tiêu hóa cơ thể. Giống như những người mắc bệnh gan những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy và các vấn đề về tuyến tụy khác có thể gặp phải tình trạng ngứa da do ứ mật và vàng da.

7. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Bệnh thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi cơ thể thiếu chất sắt. Hiện tượng xảy ra phổ biến ở phụ nữ có kinh nguyệt, những người ăn chay và những người bị mất máu do chấn thương. Bệnh thiếu máu do thiếu sắt gây ra tình trạng da ngứa mà không bị phát ban. Thiếu máu do thiếu sắt có thể được điều trị bằng cách bổ sung sắt và ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt.

8. Rối loạn thần kinh

Ở một số người, hệ thống thần kinh cơ thể có thể kích hoạt cảm giác ngứa. Theo các chuyên gia, rối loạn thần kinh có thể gây ngứa mà không bị phát ban. Bao gồm các bệnh sau:

Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó sản xuất insulin hormone điều chỉnh lượng đường trong máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương khiến rối loạn quá trình bài tiết mồ hôi ở da gây khô da, ngứa ngáy. Da ngứa mà không bị phát ban là hiện tượng phổ biến ở những người mắc bệnh tiểu đường và thường ảnh hưởng đến các chi dưới. Để giải quyết vấn đề này cần điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc và thay đổi lối sống cũng như giữ ẩm cho da và sử dụng các loại kem chống ngứa.

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là một bệnh do virus ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh cơ thể. Triệu chứng là bỏng, đau, ngứa ran và có cảm giác tê. Hiện tượng ngứa này thường xảy ra một đến năm ngày trước khi bạn nhận thấy sự phát ban phồng rộp. Nguyên nhân là do virus Herpes đã tiêu diệt một số tế bào thần kinh cảm giác của bạn. Dùng thuốc kháng virus có thể giúp bạn hết ngứa

Dây thần kinh bị chèn ép

Các dây thần kinh bị chèn ép không thể hoạt động bình thường nên thường gây ra cảm giác đau, tê và ngứa da mà không bị phát ban. Phương pháp điều trị là thay đổi lối sống, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật

9. Ung thư

Trong một số ít trường hợp, da ngứa mà không bị phát ban là dấu hiệu của bệnh ung thư. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn nguyên nhân chính xác nhưng có thể đó là một phản ứng với các chất bên trong khối u. Ung thư sắc tố da thường gây ngứa và hay xảy ra ở chân và ngực. Thuốc điều trị ung thư cũng có thể gây ngứa mà không bị phát ban (Tarceva).

10. Vấn đề về sức khỏe tâm thần

Lo lắng và trầm cảm thường liên quan đến cảm giác đau và ngứa da mà không bị phát ban, trong khi những người mắc chứng rối loạn tâm thần và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có thể tưởng tượng ra lý do tại sao da họ bị ngứa. Để giải quyết tình trạng ngứa ngáy cần điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần như liệu pháp tư vấn và thuốc.

11. HIV

HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch nên giảm  khả năng chống nhiễm trùng dẫn đến những người mắc bệnh HIV dễ mắc các bệnh về da. Các biến chứng thường gặp gây ngứa ở người nhiễm HIV như da khô, viêm da, eczema, vảy nến. Dùng thuốc kháng histamine an thần cũng có thể làm giảm ngứa. 

* Một số biện pháp khắc phục tại nhà:

• Sử dụng kem dưỡng ẩm không gây dị ứng và không mùi cho da thường xuyên (ít nhất một lần một ngày).

• Sử dụng các loại kem chống ngứa không kê đơn (OTC), chẳng hạn như kem dưỡng da calamine, kem corticosteroid không cần kê toa (chỉ sử dụng trong thời gian ngắn), kem bạc hà hoặc capsaicin hoặc thuốc gây tê tại chỗ.

• Dùng thuốc chống dị ứng OTC có chứa thuốc kháng histamine (lưu ý rằng thuốc có thể gây buồn ngủ).• Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà

• Tắm ấm hoặc tắm lạnh với muối Epsom, baking soda hoặc bột yến mạch để giúp làm dịu da ngứa.

• Tránh làm trầy xước da của bạn. Che phủ các khu vực ngứa, đeo găng tay vào ban đêm và cắt ngắn móng tay của bạn có thể giúp bạn tránh làm ngứa thêm và tránh nhiễm trùng có thể bị trầy xước.

• Mặc quần áo nhẹ để tránh làm nặng thêm tình trạng ngứa da, vì quần áo chật có thể gây ra mồ hôi khiến tình trạng ngứa trở nên tồi tệ hơn.

• Nếu bạn ngứa da khi đi kèm triệu chứng mệt mỏi, ăn uống khó tiêu, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, nước tiểu vàng đậm, vàng da, vàng mắt và phân nhạt màu bạn có thể dùng thảo dược giải độc gan như hạt kế sữa (Milk Thistle), actiso, diệp hạ châu,…

 * Bạn cần đi khám bệnh ngay khi:

• Hiện tượng ngứa ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể

• Kéo dài hai tuần trở lên và không cảm thấy đỡ hơn sau khi thử các biện pháp khắc phục tại nhà

• Xảy ra đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng

• Nghiêm trọng đến mức làm gián đoạn thói quen hoặc giấc ngủ hàng ngày của bạn.

Tham khảo: Healthline