Tại sao bạn đi tiểu nhiều lần trong ngày?

Bạn uống quá nhiều nước

Bạn không chỉ uống nước trực tiếp mà còn nhận nguồn nước từ thực phẩm và các loại đồ uống khác. Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 – 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ 2/3 lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp. Uống nhiều nước vượt qua mức khuyến cáo có thể làm giảm lượng muối trong máu của bạn xuống mức không tốt cho cơ thể. Chúng ta nên tuân theo quy tắc của Gold Goldockss: Uống đủ nước để nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt, nhưng không nhiều đến mức bạn dành cả ngày trong nhà vệ sinh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi tiểu thường xuyên. Vi khuẩn lây nhiễm vào thận, bàng quang hoặc đường niệu đạo. Bàng quang của bạn bị sưng viêm dẫn đến không thể chứa nhiều nước tiểu và nước tiểu có màu đục, có máu hoặc có mùi lạ. Bạn cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau ở bên hông hoặc bụng dưới. Bác sĩ kê đơn kháng sinh để điều trị nhiễm trùng

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường typ 1 và typ 2 đều làm tăng lượng glucose trong máu của bạn. Do lượng đường trong máu quá cao dẫn đến thận không thể giữ lại nổi glucose, nên nước tiểu sẽ chứa glucose. Điều này dẫn đến việc hút nhiều nước từ cơ thể và làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn. Sự thôi thúc đi tiểu thường xuyên là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Cần đi khám bệnh ngay nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Bệnh tiểu đường Insipidus (đái tháo nhạt)

Đây là một tình trạng khác với bệnh đái tháo đường typ 1 và typ 2. Nguyên nhân có thể do bị thiếu hormon vasopressin (hormon chống bài niệu) – loại hormon giúp thận giải phóng nước vào máu khi cần thiết. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và rất, rất khát nước. Bạn cũng có thể đi tiểu nhiều như 15 lít mỗi ngày, hoặc gấp năm lần so với bình thường. Bệnh này có thể điều trị bằng thuốc desmopressin,…

Dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là  những loại thuốc điều trị huyết áp cao như hydroclothiazid, indapamid, Furosemid, Spironolacton,…Thuốc lợi tiểu làm cho thận của bạn giải phóng nhiều muối (natri) vào nước tiểu của bạn khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều này có thể khiến bạn mất quá nhiều natri và kali, có thể có hại cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể bị chóng mặt, đau và buồn nôn. Nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn dừng hoặc thay đổi liều điều trị.

Hội chứng đau bàng quang (viêm bàng quang kẽ)

Bạn có thể cảm thấy như bạn phải đi tiểu mọi lúc nhưng lượng nước tiểu ít hơn bình thường. Bạn cũng có thể bị đau bụng dưới trầm trọng hơn khi bạn đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Hội chứng đau bàng quang hay còn gọi là viêm bàng quang kẽ như xảy ra khi mô bàng quang bị sưng viêm và rất nhạy cảm. Có thể điều trị bệnh viêm bàng quang kẽ với chế độ ăn uống và tập thể dục, thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu.

Sỏi thận

Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Bạn thường có cảm giác như bạn phải đi tiểu thường xuyên nhưng không đi được, bị đi tiểu rắt. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, sốt, ớn lạnh, và đau dữ dội ở cột sống thắt lưng ở phía dưới xương sườn. Nguy cơ bị sỏi thận có thể là béo phì, uống ít nước, chế độ ăn giàu protein và tiền sử gia đình. Những viên sỏi có thể tự đi ra hoặc có thể cần phẫu thuật để xử lý.

Thai kỳ

Khi thai kỳ tăng dần thai nhi lớn lên sẽ chiếm nhiều không gian trong bụng hơn và đẩy vào bàng quang điều này khiến bạn muốn đi sớm hơn. Ngay cả quá trình thụ thai đã kích hoạt cơ thể bạn tạo ra một loại hormone trong thời kỳ mang thai gonadotropin khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Cần đi khám bác sĩ khi bạn cảm thấy đau đi tiểu hoặc máu trong nước tiểu.

Đột quỵ

Đột quỵ đôi khi làm hư hại các dây thần kinh kiểm soát bàng quang của bạn. Bạn có thể muốn đi tiểu thường xuyên hơn nhưng có thể không đi tiểu nhiều. Hoặc bạn có thể phun ra nhiều nước tiểu không kiểm soát. Parkinson, bệnh đa xơ cứng và các bệnh não khác có thể có triệu chứng tương tự. Để điều trị đột quỵ cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo của bạn bị nhiễm trùng và viêm từ nấm men, vi khuẩn, vi rút, thuốc hoặc thay đổi nội tiết tố. Viêm âm đạo cũng có thể do nguyên nhân từ hóa chất trong kem, thuốc xịt hoặc quần áo. Bạn có thể bị ngứa hoặc rát bỏng, đau khi đi tiểu và khi quan hệ tình dục. Bạn cũng có thể nhận thấy dịch tiết và mùi khác lạ và phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Uống quá nhiều rượu hoặc cà phê

Rượu và cà phê hoạt động như một chất lợi tiểu. Chúng cũng ức chế cơ thể bạn sản xuất hormon vasopressin- loại hormon giúp thận giải phóng nước vào máu.

Xương chậu yếu

Khi các cơ ở khu vực bụng phía dưới bị căng và yếu điều có thể xảy ra trong thai kỳ và sinh nở, bàng quang có thể di chuyển khỏi vị trí. Hoặc các ống niệu đạo có thể bị kéo dài ra. Việc đó có thể khiến bạn rò rỉ nước tiểu.

Thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là thời điểm phụ nữ ngừng có kinh nguyệt khoảng 50 tuổi. Cơ thể bạn sản xuất ít hormone estrogen hơn vì thế có thể khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn. Để giải quyết vấn đề này cần liệu pháp thay thế hormone, thay đổi chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị khác.

Khối u

Cả hai khối u ác tính và lành tính có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn vì chúng chiếm nhiều không gian trong hoặc xung quanh bàng quang của bạn. Dấu hiệu quan trọng nhất có khả năng bị ung thư là nhìn thấy máu trong nước tiểu. Cần đi khám bệnh ngay khi thấy điều đó hoặc thấy một khối u ở bụng dưới hoặc đau khi đi tiểu.

Táo bón:

Nếu bạn bị táo bón thời gian kéo dài ruột của bạn có thể bị đầy đến mức nó đẩy vào bàng quang khiến bạn cảm thấy phải đi tiểu thường xuyên hơn. Táo bón kéo dài cũng có thể làm suy yếu cơ chậu. Cần thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ và vận động để cải thiện bệnh táo bón.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ:

Khi ngủ, cơ thể con người không nhận thức được tình trạng căng đầy của bàng quang. Bên cạnh đó trạng thái tắc nghẽn đường hô hấp do ngưng thở làm tăng áp lực âm trong lồng ngực, khiến tim phát hiện đi tín hiệu yêu cầu thận thải nước tiểu. Nhận được hormon ADH (antidiuretic hormone) từ tim phát đi thận tăng bài tiết lượng nước tiểu khiến bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần. Cần phát hiện sớm hội chứng ngưng thở khi ngủ để kịp thời can thiệp.

Phì đại tuyến tiền liệt

Đàn ông có một tuyến tiền liệt có kích thước bằng quả óc chó, có thể phát triển lớn hơn sau tuổi 25. Phì đại tuyến tiền liệt là một bệnh lý phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi và cũng được xem như nguyên nhân hàng đêm gây bí tiểu, đi tiểu khó và tiểu nhiều lần. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, nếu bị phì đại sẽ gây tắc nghẽn dòng chảy, đồng thời thành bành quang cũng dày lên và gặp khó khăn khi làm trống nước tiểu. Có thể điều phì đại tiền liệt tuyến bằng nội khoa (Trinh nữ hoàng cung, nhóm giãn cơ trơn như Alfuzosin,…) hoặc ngoại khoa. 

Tham khảo: WebMD