Làm thế nào phát hiện bị bệnh viêm gan

Viêm gan mạn tính có thể diễn tiến thầm lặng trong nhiều năm mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Đến khi nhiễm trùng được chẩn đoán, theo dõi và điều trị, nhiều người trong số này cuối cùng đã bị tổn thương gan nghiêm trọng. Điều may mắn là  xét nghiệm máu có thể xác định xem bạn có bị viêm gan virut hay không, và nếu có thì loại nào.

Kiểm tra chức năng gan hoạt động tốt như thế nào sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm máu khác nhau.

Xét nghiệm viêm gan do virus

Xét nghiệm viêm gan A: Nếu nghi ngờ viêm gan A, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng gan cũng như kháng thể để phát hiện virus viêm gan A.

Xét nghiệm viêm gan B: Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ kháng thể để xác định xem bạn có bị nhiễm vi rút viêm gan B hay không.

Xét nghiệm viêm gan C: Ngoài việc kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm máu có thể xác định xem bạn có bị nhiễm vi rút viêm gan C hay không.

Xét nghiệm kiểm tra mức độ tổn thương của gan

ALT (Alanine Aminotransferase) (7 – 56UI/l) là chỉ số đặc hiệu để phát hiện tổn thương gan. Chỉ số ALT tăng phản ánh tổn thương gan do bất kỳ nguyên nhân nào, bao gồm cả viêm gan.

AST (Aspartate Aminotransferase) (5 – 40 UI/l): Cùng với ALT tăng, AST kiểm tra sự tổn thương gan

Xét nghiệm kiểm tra chức năng bài tiết và thải độc của gan

ALP (Alkaline phosphatase): ALP có trong các tế bào tiết mật trong gan và có trong xương. Mức độ cao thường có nghĩa là tắc mật.

Bilirubin: Nồng độ bilirubin cao cho thấy gan có vấn đề

Amoniac (5 – 69mg/dL): Amoniac trong máu tăng khi chức năng khử độc của gan hoạt động kém.

Xét nghiệm kiểm tra chức năng tổng hợp của gan

Albumin: một trong những thành phần protein quan trọng nhất của huyết thanh, chiếm tới 58 – 74% hàm lượng protein toàn phần,  albumin giúp xác định gan hoạt động tốt như thế nào.

Thời gian prothrombin (PT): Thời gian prothrombin (PT) thường được thực hiện để xem xét bệnh nhân dùng đúng liều thuốc chống đông máu warfarin (Coumadin). Xét nghiệm này cũng kiểm tra các vấn đề đông máu.

Thời gian Thromboplastin từng phần hoạt hoá (PTT): Chỉ số PTT được thực hiện để kiểm tra các vấn đề đông máu.