Tác dụng của trà đen trên hệ tiêu hóa

Cây trà (chè) có tên khoa học là Camellia sinensis. Trà xanh và trà đen đều là lá của cây Camellia sinensis. Trà xanh là loại trà không bị oxy hóa. Để làm trà đen người ta tiến hành làm héo lá rồi lăn cuộn lại và sau đó tiếp xúc với không khí để kích hoạt quá trình oxy hóa. Phản ứng oxy hóa (phản ứng lên men) này làm cho lá chuyển sang màu đen hoặc nâu sẫm và làm cho hương vị  của trà tăng lên rõ nét. Trong khi trà xanh thường mất hương vị trong vòng một năm thì trà đen vẫn giữ hương vị trong vòng vài năm.

Trà đen tương tự như trà xanh đều chứa nhóm polyphenol có đặc tính chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể giúp loại bỏ các gốc tự do và giảm tổn thương các tế bào trong cơ thể. Các nhóm polyphenol trong trà đen bao gồm catechin, theaflavin và thearubigins.

Các polyphenol có trong trà đen còn có thể giúp duy trì đường ruột khỏe mạnh bằng cách thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn tốt và ức chế sự phát triển của vi khuẩn xấu như Salmonella. Chính vì thế trà đen có tác dụng kháng khuẩn và tăng miễn dịch đường tiêu hóa.

Nếu bạn cần tìm kiếm thức uống  ít calo, không ngọt, hương vị đậm đà nhưng không quá nhiều lượng caffein thì trà đen là một lựa chọn tuyệt vời. Không những thế trà đen còn có các đặc tính chống oxy hóa và có lợi cho hệ tiêu hóa nữa.

Ogatea đã kết hợp gừng và trà đen thành trà Gừng Đen Ogatea  – thức uống lý tưởng cho hệ tiêu hóa.