Ngứa liên quan đến bệnh gan có xu hướng trầm trọng hơn vào ban đêm. Một số người có thể bị ngứa ở chân tay, lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay trong khi những người khác bị ngứa toàn thân. Ngứa liên quan đến bệnh gan không có liên quan đến phát ban hoặc tổn thương da. Tuy nhiên, da bạn có thể bị kích ứng, đỏ và nhiễm trùng do gãi quá nhiều.
Chúng ta biết rằng ngứa là một trong những triệu chứng của bệnh gan mạn tính. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu các nguyên nhân gây ngứa trong bệnh gan và cách khắc phục.
- Nguyên nhân gây ngứa trong bệnh gan
Hiện tượng ngứa thường ít gặp trong các bệnh gan liên quan đến rượu. Ngứa do bệnh gan thường liên quan tới: bệnh xơ gan mật tiên phát (Primary biliary cirrhosis); viêm xơ đường mật nguyên phát (Primary sclerosing cholangitis) và ứ mật trong quá trình mang thai
Dưới đây là một số nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu đưa ra:
– Muối mật
Hầu hết muối mật được trở lại gan thông qua dòng máu và tái sử dụng. Nhưng khi bạn bị bệnh gan gây nên ứ mật, muối mật bắt đầu tích tụ dưới da thay vì được tuần hoàn vào gan. Do đó lượng muối mật cao có thể gây ngứa.
– Histamine.
Một số người bị ngứa bị tăng nồng độ histamine. Do đó thuốc kháng histamine thường có hiệu quả trong điều trị.
– Serotonin
Serotonin có thể thay đổi nhận thức ngứa. Nghĩa là nếu con người càng gãi ngứa, serotonin do não tiết ra càng nhiều, càng làm trầm trọng thêm cảm giác ngứa.
– Nội tiết tố sinh dục nữ
Ngứa đôi khi trở nên tồi tệ hơn khi mang thai hoặc khi bạn đang điều trị liệu pháp thay thế hormone.
– Phosphatase kiềm (ALP)
Những người bị ngứa liên quan đến bệnh gan có thể đã tăng ALP. Các tế bào gan bị tổn thương đã phóng thích nhiều ALP vào máu. Xét nghiệm này thường được sử dụng phát hiện các ống dẫn mật bị tắc nghẽn vì ALP đặc biệt có nhiều ở các cạnh của các tế bào tham gia thành ống mật. Nếu một hay nhiều ống mật bị cản trở như một khối u gây chèn ép thì nồng độ ALP trong máu thường rất cao.
– Acid lysophosphatidic (LPA):
Acid lysophosphatidic có thể làm tăng calcium nội bào nên dẫn đến hoạt hoá sợi thần kinh kích thích ngứa ở bệnh nhân bị ứ mật
- Cách trị ngứa liên quan đến bệnh gan
– Tránh trầy xướcCắt móng tay thường xuyên vì nếu bạn gãi bạn sẽ ít gây trầy xước da có thể dẫn đến nhiễm trùng.. Nếu bạn hay ngứa nhiều vào ban đêm hãy đeo găng tay khi đi ngủ.
– Biện pháp ngăn ngừa kích ứng da và giảm ngứa:
• Sử dụng nước ấm hoặc mát thay vì nước nóng để tắm
• Không ở quá lâu trong môi trường nóng hoặc dưới ánh nắng mặt trời.
• Chọn các loại xà phòng tắm không chứa nước hoa và không có tính tẩy rửa mạnh
• Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng và không mùi để chống khô da.
• Áp lên vùng ngứa một miếng vải lạnh, ướt cho đến khi hết cảm giác khó chịu
• Tránh dùng các chất gây kích ứng da
• Đeo găng tay khi giặt giũ, rửa bát hoặc gội đầu.
• Mặc quần áo chất liệu mềm và rộng
• Sử dụng máy tạo độ ẩm trong những ngày độ ẩm thấp
– Dùng thuốc chống ngứa tại chỗ
Nếu bạn bị ngứa nhẹ, khu trú, bạn có thể thử kem với 1% tinh dầu bạc hà. Các loại thuốc bôi không kê đơn (OTC) khác chẳng hạn như corticosteroid và thuốc ức chế calcineurin cũng có thể cải thiện ngứa.
– Dùng thuốc kháng Histamine:Thuốc chống dị ứng có hiệu quả trong điều trị ngứa do bệnh gan. Tuy nhiên chúng có tác dụng không mong muốn là làm cho bạn trong tình trạng lúc nào cũng lơ mở, buồn ngủ (ngủ gà).
– Dùng thuốc điều trị ngứa do các bệnh về mật
• Cholestyramine (Prevalite) thuốc uống này giúp loại bỏ acid
• Rifampicin (Rifadin) thuốc này ức chế acid mật. Tuy nhiên cần phải theo dõi thường xuyên do khả năng tác dụng không mong muốn nghiêm trọng như viêm gan hay suy thận.
– Dùng thảo dược giải độc gan:Hạt kế sữa được uống bằng miệng là phổ biến nhất cho các rối loạn gan bao gồm tổn thương gan do hoá chất, rượu và hoá trị liệu cũng như tổn thương gan do ngộ độc nấm Amanita, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh viêm gan cấp tính, xơ gan và viêm gan mạn tính.
Nói chung, ngứa liên quan đến bệnh gan có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngứa dữ dội có thể dẫn đến một loạt các vấn đề khác vì thế bạn nên đi khám bệnh khi tình hình ngứa trở nên ngày càng tồi tệ.
Tham khảo: Healthline.com, Webmd.com