Đi tìm lời giải đáp cho tác dụng chống lão hoá, tăng sức xuân của trà Hồi xuân Ogatea là chúng ta cùng lần lượt trả lời ba câu hỏi dưới đây:
Câu hỏi thứ nhất: Tại sao Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống lão hoá?
Theo y học cổ truyền Trung Hoa người cao tuổi đã sử dụng Đông trùng hạ thảo để giảm mệt mỏi, tăng cường sức mạnh và ham muốn tình dục. Các nhà nghiên cứu tin rằng hàm lượng chất chống oxy hóa của Đông trùng hạ thảo có thể giải thích khả năng chống lão hóa của chúng (1). Một số nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng Đông trùng hạ thảo làm tăng chất chống oxy hóa ở chuột già, giúp cải thiện trí nhớ và chức năng tình dục (2), (3), (4). Chất chống oxy hóa là các phân tử chống lại tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do – các chất gây ra bệnh tật và lão hóa (5), (6), (7). Các nhà khoa học rằng thấy những con chuột uống Đông trùng hạ thảo sống lâu hơn vài tháng so với những con chuột dùng giả dược. Một nghiên cứu khác cho thấy Đông trùng hạ thảo đã kéo dài cuộc sống của ruồi giấm càng tăng niềm tin rằng Đông trùng hạ thảo có tác dụng chống lão hóa (8).
Câu hỏi thứ hai: Hà thủ ô đỏ đi vào trong truyền thuyết như thế nào?
Trong Bản thảo cương mục ghi lịch sử hà thủ ô như sau: “Thứ thuốc này vốn tên là giao đằng, sau vì ông Hà Thủ Ô uống nên mới đổi tên. Hà Thủ Ô là người ở huyện Nam Hà thuộc Thuận Châu, có tổ tên là Năng Tự, cha tên là Điền Tú. Năng Tự vốn có tên là Điền Nhi. Điền Nhi khi sinh ra yếu ớt. Năm 58 tuổi vẫn không vợ con, thường ham đao thuật, theo các thầy học đạo ở núi. Một hôm uống rượu say nằm ở sườn núi bỗng thấy hai gốc cây leo cách xa nhau tới 3 thước (thước cổ =0.3m vậy cách nhau 0.9m – chú thích của Đ.T.L). Cành lá quấn với nhau, lâu lâu lại rời nhau ra rồi lại quấn với nhau như trước. Điền Nhi thấy làm lạ, sáng hôm sau đào lấy củ đem về hỏi mọi người, không ai biết là củ gì. Sau đó một ông già từ phương xa lại chơi, Điền Nhi đem ra hỏi, ông già bảo: Anh đã không có con mà thứ cây này lại có sự lạ như vậy có lẽ là một vị thuốc thần tiên nên đem sắc mà uống. Điền Nhi đem tán bột, mỗi lần uống một đồng cân (=4g – chú thích của Đ.T.L). Hoà với rượu, uống luôn 7 ngày, đã nảy ra ý tưởng tình dục, uống luôn vài tháng, thời mạnh khoẻ như người thường. Vì thế nên uống mãi, dần dần tăng thêm tới 2 đồng cân (=8g). Uống suốt một năm các bệnh tật đều khỏi, tóc đương trắng hoá đen, vẻ mặt trẻ lại, trong khoảng 10 năm sinh được vài con giai, do đó mới đổi tên là Năng Tự. Cùng với con tiếp tục uống thứ bột đó mà thọ tới 160 tuổi. Điền Tú sinh ra Thủ Ô. Thủ Ô cũng uống mà sinh được vài con trai, thọ tới 130 tuổi mà tóc vẫn còn đen. Có người là Lý An Kỳ bạn thân với Thủ Ô, lấy được bài thuốc đó đem về uống cũng sống rất lâu và thuật lại truyện trên. Chúng tôi ghi lại đây chút ít lịch sử để hiểu tác dụng và cách dùng của người xưa (*)
Câu hỏi thứ ba: Tại sao lại có đậu đen trong trà Hồi xuân Ogatea
Đậu đen là thực phẩm rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Hơn nữa đậu đen cũng là một vị thuốc rất phổ biến có nhiều tác dụng phòng trị bệnh. Theo Đông y Đậu đen có vị ngọt tính bình, quy vào kinh thận. Thận chủ về tàng tinh, chủ cốt tuỷ, chủ về sinh dục và phát dục của cơ thể, chủ nạp khí, chủ thuỷ, khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm và vinh nhuận ra tóc. Vì thế đậu đen có tác dụng trừ phong, thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, lợi tiểu tiện tư âm dùng bổ thận, sáng mắt, trừ phù thũng do nhiệt độc, giải độc. Để hạn chế tác dụng phụ và tăng sức bổ và đưa thuốc vào thận hà thủ ô đỏ thường được chế với đậu đen. Củ hà thủ ô được rửa sạch, cạo bớt phần vỏ đen bên ngoài; ngâm với nước gạo 24 giờ. Sau đó thái miếng, loại bỏ lõi, chưng cách thủy với nước đậu đen (Cứ 1kg hà thủ ô cần 100g đến 300g đậu đen). Đêm chưng nấu, ngày đem ra phơi và tẩm lại nước đỗ đen còn trong nồi nấu (sái). Nếu chưng và sái được 9 lần thì tuyệt nhất. Vị thuốc như miếng gan khô, vị ngọt hơi đắng chát.
Sự kết hợp với đậu đen càng làm tăng tác dụng đẹp tóc, đẹp da và chống lão hoá của Hà thủ ô và Đông trùng hạ thảo trong sản phẩm trà túi lọc Hồi xuân Ogatea.
Chú thích
(1) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27433838/
(2) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18803231/
(3) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21061463/
(4) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22536281/
(5) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3249911/
(6) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24845883/
(7) https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29547847/
(8) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4564082/
(*) Trích trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của thầy Đỗ Tất Lợi