Đó là một phương thuốc dân gian truyền thống. Trái cây này chứa với các chất chống oxy hóa như anthocyanin do đó có thể giúp chống viêm. Trong một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, một chiết xuất từ quả cơm cháy có khả năng ngăn chặn virus cúm. Tuy nhiên các nhà khoa học cảnh báo rằng cần nghiên cứu thêm. Chắc chắn bạn vẫn cần tiêm phòng cúm hàng năm.
Quả mọng thường tối màu dấu hiệu cho thấy chúng chứa nhiều chất anthocyanin.
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy anthocyanin tốt cho bất kỳ điều kiện cụ thể nào. Nhưng nói chung, chất chống oxy hóa từ thực phẩm là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Thưởng thức những quả mọng này trong nước ép hoặc sinh tố, hoặc sấy khô và trộn với ngũ cốc.
Con hàu chứa nhiều có kẽm do đó có khả năng chống vi-rút. Nguyên nhân có thể là kẽm giúp kích hoạt các tế bào bạch cầu nên tăng cường phản ứng miễn dịch. Kẽm cũng hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương.
Ăn dưa hấu không chỉ cảm thấy mát. Dưa hấu có chất chống oxy hoá glutathione. Glutathion tăng cường hệ thống miễn dịch để có thể chống lại nhiễm trùng. Để có được glutathione nhất trong quả dưa hấu hãy ăn phầnmàu đỏ gần vỏ.
Mầm lúa mỳ có chứa kẽm, chất chống oxy hóa và vitamin B. Ngoài ra mầm lúa mì còn cung cấp hỗn hợp chất xơ, protein và một số chất béo lành mạnh.
Vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Probiotic) được tìm thấy trong sữa chua và các sản phẩm lên men khác. Ngoài ra sữa chua còn chứa rất nhiều Vitamin D. Các nghiên cứu cho thấy những người có lượng vitamin D thấp dễ bị cảm lạnh hoặc cúm.
Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Một trong số đó là Folate, Folate giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào mới và sửa chữa DNA. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g rau chân vịt chứa 28,1µg vitamin C, đáp ứng được 34% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày của loại vitamin này. Ngoài ra rau chân vịt còn chứa chất xơ, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6,… và nhiều khoáng chất như kali, kẽm, magie, sắt, canxi,… Ăn rau chân vịt sống hoặc nấu nhanh sẽ có ích lợi cao nhất.
Không chỉ là thức uống giải khát phổ biển nhất trên thế giới mà thành phần của trà có polyphenol và flavonoid có tác dụng chống oxy hoá. Những chất chống oxy hóa tìm kiếm các gốc tự do gây tổn hại tế bào và tiêu diệt chúng.
Khoai lang có chứa beta-carotene. Sau khi ăn khoai lang, beta-carotene sẽ được gan chuyển hoá thành vitamin A. Điều này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và có thể cải thiện quá trình lão hóa.
Súp lơ xanh có chứa nhiều chất xơ cũng như vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, calci và kali… Ngoài ra súp lơ xanh còn chứa nhiều sulforaphane. Sulforaphane cũng dường như kích thích một loạt các yếu tố bảo vệ chống oxy hóa trong cơ thể của bạn, do đó có thể làm chậm sự suy giảm hệ thống miễn dịch.
Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin. Việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp cung cấp nhiều allicin cho cơ thể, từ đó có thể giúp giảm nguy cơ bị cảm cúm và giảm thời gian bị cảm cúm.
Miso là gia vị truyền thống của Nhật Bản được làm bằng đậu nành lên men. Miso có chứa men vi sinh, vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Do đó chúng giúp củng cố hệ thống miễn dịch và giúp chống lại bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Súp gà là phương thức truyền thống của phương Tây chống lại cảm cúm. Súp gà có thể làm giảm các triệu chứng của bạn và giúp bạn khỏe lại sớm hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện, hợp chất carnosine có trong súp gà giúp hệ miễn dịch của cơ thể chống lại được bệnh cảm cúm ở giai đoạn đầu.
Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng loại trái lựu để điều trị nhiễm trùng. Do nước ép quả lựu chứa nhiều polyphenol và vitamin C. Nên ngày nay hầu hết các nghiên cứu hiện đại đều tập trung vào chiết xuất từ quả lựu có thể giúp cơ thể bạn chống lại vi khuẩn và một số loại vi-rút, bao gồm cả cúm.
Có thể bạn thích gừng vì vị cay nó mang lại cho món ăn. Hoặc bởi vì khi bạn uống gừng trong trà có thể làm giảm buồn nôn và nôn. Ngoài ra gừng cũng là một nguồn chất chống oxy hóa tốt. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trong cảm cúm.
Tham khảo: WebMd