Tác dụng của gừng trên hệ tiêu hóa

Gừng có tên khoa học Zingiber officinale Rose, họ Gừng (Zingiberaceae). Từ hàng ngàn năm nay gừng được coi là một phương thuốc truyền thống trong nhiều nền văn hóa trên thế giới. Ở Việt Nam gừng  cũng được trồng phổ biến ở mọi miền để làm gia vị và làm thuốc.

Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như: geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol

Các hợp chất phenolic như gingerol, shogaol, zingerone có vai trò chính tạo nên tác dụng của gừng trên hệ tiêu hóa.  Shogaol, gingerol được chứng minh có hiệu quả trong việc tăng cường nhu động ruột để di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa. Zingerone ức chế các chuyển động co bóp tự phát và giảm nhu động ở đại tràng. Các nghiên cứu lâm sàng cũng chỉ ra rằng dùng gừng làm tăng tốc độ làm rỗng dạ dày. Vì vậy thời gian lý tướng dùng gừng là ngay trước hoặc trong một bữa ăn chính.

Ogatea đem gừng tươi vào Trà túi lọc Gừng Đen. Vì trà làm từ gừng là một trong những loại trà thảo dược tốt nhất để cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu sau khi ăn.